Điểm đông đặc (pour point) có thực sự quan trọng với dầu nhớt xe máy
Trước khi đưa ra thị trường, các sản phẩm nhớt đều được phòng lab lấy mẫu để kiểm tra các đặc tính. Và điểm đông đặc (pour point/freezing point) là một trong số đó. Vậy thông số này mang ý nghĩa gì? Nó có thực sự quan trọng đối với dầu nhớt xe máy tại Việt Nam hay không? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây, Huỳnh Châu sẽ giải đáp cụ thể đến độc giả các thắc mắc trên.
Trước khi lên kệ, các sản phẩm nhớt phải được phòng lab kiểm tra điểm đông đặc
1. Vì sao nhiều người thường bỏ qua pour point khi chọn nhớt?
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua khái niệm về điểm đông đặc (pour point).
1.1. Pour point/freezing point là gì?
Theo như Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3753:2011 thì điểm đông đặc (pour point) được định nghĩa như sau: Điểm đông đặc của sản phẩm dầu mỏ là nhiệt độ thấp nhất, mà tại đó ta có thể quan sát được sự chuyển dịch của mẫu thử trong những điều kiện quy định.
Điểm đông đặc là nhiệt độ thấp nhất ta có thể quan sát nhớt chuyển động
Hiểu một cách đơn giản, điểm đông đặc là nhiệt độ thấp nhất ta có thể quan sát được nhớt còn chuyển động. Đây là tính chất đặc trưng cho khả năng hoạt động của dầu nhớt xe máy trong điều kiện nhiệt độ thấp.
1.2. Lý do nhiều người bỏ qua điểm đông đặc khi chọn nhớt
Trên bao bì sản phẩm sẽ ít hãng nào cho in nổi bật thông số điểm đông đặc. Nó thường được đính kèm chi tiết trong bảng thông số kỹ thuật của hãng. Chính vì thế nhiều khách hàng còn không biết đến sự tồn tại của điểm đông đặc.
Thêm nữa, Việt Nam thuộc dải khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất. Và địa phận nằm trong vòng đai nhiệt đới của nửa bán cầu bắc, thiên về phần chí tuyến hơn là xích đạo. Cũng nhờ thế mà nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam khá cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây, theo thống kê của Đài khí tượng thuỷ văn TW.
Do vậy, điểm đông đặc không thật sự cần thiết đối với dầu nhớt xe máy tại Việt Nam. Ví dụ, nếu bạn ở miền nam có đi thay dầu nhớt xe máy Bình Dương, thì không cần quá quan tâm đến điểm đông đặc. Bởi nhiệt độ trung bình ở vùng này lên đến 26 – 27oC.
2. Khi nào cần chú ý đến pour point
Chính vì bản chất của điểm đông đặc kể trên mà ta chỉ cần quan tâm đến nó trong một số trường hợp như:
- Đi phượt vùng cao vào mùa lạnh (khu vực Tây Bắc vào mùa đông)
Đối với dân phượt thủ, nhất là đi vào mùa lạnh lên các điểm du lịch ở vùng núi phía bắc như Sapa. Thì nên quan tâm đến điểm đông đặc của dầu nhớt xe máy để dễ dàng hơn cho quá trình khởi động và di chuyển. Nhất là trong thời gian gần đây (cụ thể tháng 1/2021) nhiệt độ Sapa ghi nhận -3oC.
- Ở miền bắc khi nhiệt độ xuống rất thấp
Thời tiết miền bắc ở Việt Nam do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên sẽ lạnh vào mùa đông. Có những thời điểm được dự báo là đại hàn hoặc rét đậm, rét hại. Do vậy, những người chuyên về thay dầu nhớt xe máy Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc nên lưu ý đến điểm đông đặc của sản phẩm.
Tóm lại, điểm đông đặc của nhớt chỉ quan trọng với những nước thuộc dải nhiệt độ ôn đới. Hoặc phải khởi động xe ngoài trời trong thời tiết lạnh giá.
Điểm đông đặc chỉ thực sự quan trọng khi khởi động xe máy dưới tiết trời lạnh giá
3. Chọn dầu nhớt ở Việt nam nên chú ý tiêu chí nào?
Tại Việt Nam, Huỳnh Châu sẽ chia rõ các nhóm tiêu chí để lựa chọn dầu nhớt xe máy phù hợp:
3.1. Thành phần
Dựa vào thành phần chia ra 3 loại dầu nhớt trên thị trường:
- Nhớt gốc khoáng: Giá thành rẻ, thời gian thay trung bình khoảng 1500km. Tình bôi trơn không ổn định và xuống cấp nhanh chóng. Phù hợp với các xe đời cũ hoặc các dòng xe mới rodai trong 2000km đầu tiên.
- Nhớt tổng hợp: Giá thành cao, thời gian thay lên đến 3000km. Tính bôi trơn cao, ít hao hụt trong quá trình sử dụng. Phù hợp với nhiều loại xe.
- Nhớt bán tổng hợp: Giá trung bình, thời gian thay 2500km. Kết hợp giữa 2 loại trên do đó mang lợi ích của dầu tổng hợp đồng thời giảm chi phí cho sản phẩm.
Nhớt tổng hợp giúp động cơ vận hành tốt, ít có sự hao hụt khi sử dụng
3.2. Những thông số quan trọng cần lưu tâm
- Cấp hiệu năng API – Được đưa ra bởi Viện dầu mỏ Hoa Kỳ.
Đối với dầu nhớt xe máy, chúng ta chỉ cần quan tâm đến dạng như API có ký hiệu S – dành cho động cơ xăng. Ví dụ, API SN với N đại diện cho phẩm cấp của nhớt và được xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Hiện tại, SN là cấp bậc cao nhất, tức là hơn các sản phẩm có API SM, API SL,…
- Cấp độ nhớt SAE – Được đưa ra bởi hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ
Có thể nhận thấy SAE được ký hiệu khá nổi bật trên tem nhãn sản phẩm, ví dụ 10w30, 10w40, 5w40,…. Các ký hiệu như 10w, 5w đại diện cho khả năng khởi động của xe ở nhiệt độ thấp (winter – mùa đông). Do đó , tại Việt Nam, khi thay dầu nhớt xe máy Hải Phòng hoặc các tỉnh thành không thuộc vùng núi phía Bắc ít quan tâm đến giá trị này. Chúng ta sẽ tìm hiểu về con số cuối cùng, nó phản ánh độ đặc loãng của dầu nhớt, giá trị càng cao thì dầu càng đặc và ngược lại.
- JASO – Tiêu chuẩn phương tiện cơ giới của Nhật Bản
JASO chủ yếu đề cập đến mức độ ma sát phù hợp cho bộ ly hợp. Hay khả năng bảo vệ các chi tiết máy của động cơ. JASO được phân làm các cập bậc như MA/MA1/MA2 (dành cho xe số) và MB (dành cho xe tay ga).
Ngoài việc nắm rõ các tiêu chí lựa chọn dầu nhớt xe máy sao cho phù hợp. Bạn cũng nên là người tiêu dùng thông minh khi mà tin dùng những sản phẩm nhớt từ những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.
Huỳnh Châu tự hào là đơn vị nhập khẩu và phân phối dầu nhớt của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Amsoil, Repsol, Essenza… hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm tại Huỳnh Châu cũng như đại lý phân phối của chúng tôi trên khắp cả nước.
Điểm đông đặc là một trong những thông số để đánh giá chất lượng dầu nhớt xe máy. Tuy nhiên do đặc điểm khí hậu nên nó không quá quan trọng tại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, Huỳnh Châu cũng chia sẻ đến bạn đọc một số tiêu chí lựa chọn dầu nhớt phù hợp. Nếu còn vấn đề thắc mắc hãy liên hệ với Huỳnh Châu ngay để được tư vấn và giải đáp nhé!